Bối cảnh Hải chiến Tsushima

Vào năm 1894-1895, chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất kết thúc, Nhật Bản toàn thắng, buộc triều đình Mãn Thanh phải nhượng lại Mãn Châubán đảo Triều Tiên cho Nhật. Sự việc này cản trở chính sách thôn tính Mãn Châu của Nga; Nga bèn tìm cách liên kết với PhápĐức để ép Nhật nhượng bộ, trả Mãn Châu, rồi lại thuyết phục nhà Thanh chuyển quyền lợi ở Mãn Châu cho Nga. Người Nhật lấy đó làm oán hận nên tìm cách phục thù, dồn nỗ lực canh tân hải quân để chuẩn bị cho cuộc chiến mới với Nga nhằm tái chiếm ưu thế ở Mãn Châu.

Năm 1902, Liên minh Hải quân Anh-Nhật được thành lập. Anh cam kết nếu Nhật phải chiến đấu với hai đối thủ trở lên thì Anh quốc sẽ tham chiến ủng hộ Nhật. Vì sẵn biết có hải quân Anh hùng hậu trợ giúp phía bên Nhật, hai nước Pháp lẫn Đức đều e dè, không dám ra tay giúp Nga.

Chiếu theo hòa ước Bắc Kinh thì Nga đã chiếm trọn Mãn Châu. Nhật đòi Nga lui binh, trả Mãn Châu cho nhà Thanh. Nga bác bỏ yêu cầu của Nhật và chỉ thuận cho Nhật buôn bán ở nam phần Triều Tiên, còn bắc phần Triều Tiên, Liêu Đông-Phụng Thiên và toàn xứ Mãn Châu thì Nga vẫn độc quyền. Thấy không thương thuyết được, Nhật triều tuyên chiến với Nga ngày 8 Tháng Hai, 1904.

Chiến tranh ở Viễn Đông

Đô đốc TogoĐô đốc Zinovi Petrovich RozhdestvenskiBức họa của Nhật vẽ kỳ hạm của Đô đốc Makarov bị đánh chìm ngày 13-4-1905

Cùng ngày 8 tháng 2 năm 1904, chỉ sau vài giờ Nhật triều tuyên bố khai chiến, các khu trục hạm của Hải quân Nhật tấn công Hạm đội Viễn Đông của Nga bỏ neo tại cảng Lữ Thuận. Ba tàu chiến trong đó có hai chiến hạm và một tuần dương hạm bị hư hại. Trong khi chính giới Nga sững sờ thì các nước Anh-Mỹ đều tỏ ý khâm phục chiến công táo bạo của Nhật. Đó là trận chiến đầu tiên giữa các dreadnought.[2]

Mục tiêu đầu tiên của Nhật Bản là kiểm soát đường liên lạc và tiếp vận nối liền Nhật Bản với lục địa Á châu, để bảo đảm sức lâm chiến ở Mãn Châu. Bước then chốt là phải vô hiệu hóa lực lượng hải quân Nga ở Viễn Đông nhưng Nga lại án binh bất động rút về căn cứ, không giao chiến với Nhật. Quân Nhật thừa cơ đổ bộ chiếm đóng Triều Tiên. Sau những thất bại quân sự liên tiếp Đô đốc Nga Stepan Osipovich Makarov thay đổi chiến sách, cho tàu nổi lửa kéo chiến hạm ra khơi truy kích quân Nhật. Chẳng may kỳ hạm của Makarov là chiến hạm Petropavlovsk trúng thủy lôi Nhật, tàu chìm, viên đô đốc tử trận vào trung tuần Tháng Tư. Tư lệnh hải quân Nga sau đó không dám giáp trận với tàu Nhật nên cả hạm đội Nga coi như bị cầm chân ở cảng Lữ Thuận.

Sang Tháng 5, quân Nhật tiến chiếm bán đảo Liêu Đông và tới Tháng 8 thì đặt ụ súng và đắp lũy vây hãm toàn khu vực Lữ Thuận, Đại Liên. Thấy không còn cách nào, bộ chỉ huy Nga ra lệnh cho Đệ nhất Hạm đội Thái Bình Dương Nga rời bến ra khơi để hợp nhất với Hải đội Vladivostok mà đánh quân Nhật. Tuy nhiên, đoàn chiến thuyền của Nga bị quân Nhật truy kích và đánh bại trong trận Hải chiến Hoàng HảiUlsan vào ngày 10 và 14 tháng 8, năm 1904. Căn cứ quân Nga ở Lữ Thuận chỉ còn tìm cách cố thủ.

Trước tình thế lực lượng Viễn Đông lâm nguy, Nga triều phái Hạm đội Baltic do Đô đốc Rozhestvensky chỉ huy lên đường sang Viễn Đông cứu viện. Kế hoạch của Nga là mở cả hải vận lẫn thiết vận. Trên bộ thì dùng đường sắt xuyên Siberi đến Cáp Nhĩ Tân nhưng việc xây dựng chưa hoàn tất; ngoài biển thì cho Hạm đội Baltic mở thông lộ cho căn cứ Lữ Thuận. Nga tin tưởng rằng bằng cách cản bước Hải quân Nhật, Nga có có đủ thời gian xây xong đường sắt và đưa quân tiếp viện vào củng cố Mãn Châu. Hạm đội Baltic được phân phối lại và lấy tên là Hạm đội Thái Bình Dương thứ nhì gồm 5 thiết giáp hạm. Đoàn thuyền khởi hành rời Bắc Âu ngày 15 Tháng 10 năm 1904 dưới sự chỉ huy của Đô đốc Zinovy Rozhestvensky.

Cuộc hải trình 18.000 hải lý (chừng 33.000 km) vòng quanh Hảo Vọng giác để sang đến Viễn Đông quả là quá xa nên đã góp phần giảm nhuệ khí và sức khỏe của thủy thủ Nga. Đoàn tàu có ghé Cam Ranh nghỉ nhưng khi lên đến Hoàng Hải thì chiến lực đã hao mòn. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến Nga thất trận.

Ngày 2 tháng 1 năm 1905, cảng Lữ Thuận thất thủ. Những tàu chiến của Nga còn lại đều bị đánh đắm ngay trong cảng. Mất Lữ Thuận đoan thuyền của Nga không còn lựa chọn nào ngoài Vladivostok, bắt buộc họ phải giáp mặt với tàu Nhật ngay ở vùng biển do Nhật kiểm soát.